input license here

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12

Hướng dẫn soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh giúp các em học sinh khái quát được kiến thức trọng tâm của bài học trong chương trình Ngữ Văn 12. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận lợi hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp.

Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12
Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12

{tocify} $title={Xem nhanh}

1. Tóm tắt giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

- Giá trị nội dung: Qua hình tượng sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em, bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Hình tượng sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu.

+ Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.

+ Ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.

2. Soạn bài Sóng của Xuân Quỳnh theo chương trình chuẩn

Câu 1 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Anh chị có nhận xét về âm điệu, nhịp điệu bài thơ. Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?
 
Lời giải chi tiết:

- Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ giống như những con sóng, lúc dạt dào sôi nổi, lúc thì thầm sâu lắng.

- Âm điệu nhịp điệu được tạo nên bởi các yếu tố:

+ Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, súc tích.

+ Câu thơ thường không ngắt nhịp, nối vần qua các khổ thơ có liên kết.

+ Giọng thơ sôi nổi tha thiết.

+ Vần thơ đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

Câu 2 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Mạch liên kết các khổ thơ là những khám phá liên tục về sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

Lời giải chi tiết:

Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng:

- Lớp nghĩa tả thực: Sóng ở đây là những đợt sóng biển miên man vô hạn.

- Sóng là những hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng, trạng thái, những cung bậc tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ đang rạo rực, khao khát yêu thương. Mỗi trạng thái, tâm hồn đều có sự tương đồng với một khía cạnh, một đặc tính của sóng.

Câu 3 (trang 156 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Giữa sóng và em trong bài thơ có quan hệ như thế nào? Anh/chị có nhận xét gì về kết cấu bài thơ? Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Hãy chỉ ra sự tương đồng đó.

Lời giải chi tiết:

a. Quan hệ giữa “sóng” và “em”

– “Sóng” là một thực thể mang trong mình nhiều tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ. Ẩn sâu hình ảnh “sóng” là hình ảnh “em”, bản chất của sóng chính là tính khí của “em” trong tình yêu. Sóng đã mang sẵn vẻ đẹp của tâm hồn em khi yêu.

– Xuân Quỳnh không so sánh “em” như sóng mà trực tiếp hóa thân vào sóng. Sóng và em tuy hai nhưng là một, có khi phân tách, có khi sóng đôi để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu.

b. Kết cấu bài thơ

Bài thơ có kết cấu song hành, con sóng của biển cả và con sóng lòng của người phụ nữ cùng song hành với nhau trong toàn bộ bài thơ.

c. Nét tương đồng

- Bản tính và khát vọng của sóng và em:

+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.

+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.

+ Bản chất của sóng từ “ngày xưa” đến “ngày sau” vẫn không hề thay đổi. Đó cũng chính là khát vọng muôn đời của “em”: được sống trong tình yêu bằng cả tuổi trẻ.

- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:

+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu và “biển lớn” tình yêu.

+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.

- Nỗi nhớ, lòng thủy chung của sóng và em:

+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian (dưới lòng sâu – trên mặt nước), dằng dặc theo thời gian (ngày – đêm), nhớ đến “không ngủ được”.

+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu của “em”:

Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu. Đó cũng là khát khao của em được hiến dâng và hy sinh cho tình yêu muôn thuở.

Câu 4 (trang 157 SGK Ngữ văn 12 tập 1)

Bài thơ là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Theo cảm nhận của anh/ chị, tâm hồn đó có những đặc điểm gì?

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ Sóng là lời tự bạch của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Mượn hình ảnh sóng, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã diễn tả tình yêu tha thiết của người phụ nữ rất phong phú với nhiều cung bậc cảm xúc: nhớ nhung, khát vọng, suy tư,…

- Bài thơ thể hiện trái tim người phụ nữ đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu và chung thủy trong tình yêu. Nhưng cũng táo bạo, mãnh liệt, dám vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc.
 
Người phụ nữ ấy dám bày tỏ khát vọng của mình về hạnh phúc đời thường. Dù có phấp phỏng trước cái vô tận của thời gian, nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu.

Bài viết trên đây của ReLub đã chia sẻ đến bạn hướng dẫn soạn bài Sóng chi tiết, đầy đủ nhất. Hy vọng kiến thức này hữu ích với bạn. Hẹn gặp lại ở bài viết sau với nhiều chủ đề thú vị khác!
Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky