input license here

23 cách tăng tốc website WordPress chạy (load) chậm chi tiết nhất

Bạn có bao giờ gặp website chạy chậm không? khi mở một trang web nào đó trong website thì phải đợt rất lâu mới thấy nội dung hiện ra? Nếu gặp tình huống trên và muốn trang web của mình chạy nhanh hơn, đây chính là bài viết dành cho bạn. Đây là bài viết chuyên sâu, giải quyết hầu như tất cả các vấn đề cần thiết để website chạy nhanh hơn, nên bạn cố gắng dành thời gian đọc hiểu và thực hành. Có khó khăn gì bạn cứ để lại comment bên dưới.
Trong bài này chúng ta sẽ sử dụng công cụ GTmetrix.com để kiểm tra tốc độ tải trang của website, căn cứ vào đó tiến hành tối ưu và cải thiện tốc độ sao cho cho website chạy nhanh nhất có thể.
Vấn đề chính của việc cải thiện tốt độ website là tìm ra cho được nguyên nhân gây ra sự chậm chạp, đối với một số website chỉ cần chọn đúng Theme, nâng cấp hosting, cấu hình sử dụng WP Super Cache, CDN CloudFlare, xóa một vài plugin không sử dụng và tối ưu hình ảnh là có website chạy nhanh như thỏ rồi, tuy nhiên không dừng lại ở đây nếu như muốn nhanh hơn nữa, hãy tiếp tục cải thiện cho dù đó là những điều nhỏ nhất có ảnh hưởng đến tốc độ của website.
Trong quá trình thực hiện bạn có điều gì chưa rõ cứ để lại comment bên dưới bài viết để chúng ta cùng nhau thảo luận để có kết quả tốt nhất.

1. Kiểm tra tốt độ website bằng công cụ GTmetrix.com

Vào website GTmetrix.com sau đó nhập tên website, click nút kiểm tra(analyze) công cụ tiến hành kiểm tra và thông báo tình hình của website
Công cụ kiểm tra website wordpress chạy cham
Công cụ kiểm tra website WordPress chạy chậm
Thông tin chủ yếu là tốt độ website nhanh hay chậm, thời gian tải trang là bao nhiêu giây và đồng thời công cụ cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ load trang để nhìn vào đó chúng ta tiến hành tối ưu.
Thời gian và điểm số quyết định Website có tối ưu tốt độ hay không
Thời gian và điểm số quyết định Website có tối ưu tốt độ hay không
Nên lưu ý thời gian tải trang là quan trọng nhất bạn cứ tinh chỉnh và thực hiện mọi biện pháp có thể để sao cho thời gian này càng nhỏ càng tốt, theo khuyến khích của google là phải dưới 3 giây.

2. Xem xét nâng cấp Hosting

Đây là công việc đầu tiên khuyên bạn nên làm ngay bởi việc chọn hosting đóng vai trò quan trọng đến chất lượng website nói chung và thời gian load trang nói riêng. Một hosting tốt, chất lượng sẽ đem đến cho mọi người vào website cảm thấy hài lòng và cả bộ máy tìm kiếm cũng thích điều này, đây là một trong những tiêu chí để google xem xét xếp hạng website trên trang kết quả tìm kiếm của google nên hết sức quan tâm.
Nếu website hướng đến thị trường trong nước thì bạn nên tìm hosting của các nhà cung cấp trong nước mà mua sử dụng, kể cả tên miền và hosting. Bạn mua tên miền .vn chắc chắn là phải mua ở Việt Nam rồi.
Một điều nữa là nên mua hosting có chức năng cài WordPress tự động (tích hợp sẵn WordPress trên đó, và tối ưu chuyên cho website sử dụng WordPress) sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình khai thác và sử dụng.

3. Xóa tất cả Plugin không sử dụng

Mỗi Plugin cài đặt vào, đều có ảnh hưởng đến thời gian load trang, do vậy bạn vào vùng quản lý “Plugins” của WordPress xem xét kỹ lưỡng các Plugin đang ở trạng thái “Active” hoặc “Deactive” nếu thấy không cần thiết sử dụng thì hãy thẳng tay xóa “Delete” nó đi. Đồng thời tìm kiếm các plugin có thời gian load chậm thay thế một cái có chức năng tương đương mà có thời gian load nhanh hơn.

3.1 Tìm xóa Plugins

Bạn xóa “Delete” Plugin “Hello Dolly” hoặc “WordPress Importer” chưa? Các plugin không sử dụng như “Hello Dolly” xóa ngay, các plugin có dạng như “WordPress Importer” chỉ sử dụng 1 lần thì cũng xóa ngay khi sử dụng xong để cho nhẹ website.
Thay vì cài đặt “Twitter plugin” hãy thay thế đoạn code trong Twitter widget (http://bit.ly/Alo-Twitter-Widget ), cũng tương tự, thay vì sử dụng “Facebook Plugin” hãy lấy mã code của facebook nhúng vào website theo hướng dẫn tại link này Facebook widget.
Thay vì sử dụng “Google Analytics plugin” tại sao không chép đoạn mã theo dõi của Google analytic mà bỏ trực tiếp vào vùng footer của WordPress, có nhẹ web đi hơn không?
Khi đã cài Yoast SEO thì không cần phải cài plugin tạo sitemap nữa, vì đã có trong Yoast SEO rồi.
Bạn nên nhớ một khi Plugin chuyển sang trạng thái Deactivate không sử dụng nữa, thì hãy nhanh chóng delete đi. Vì rất dễ bị hacker tấn công. 

3.2 Tìm Plugin chiếm thời gian tải chậm để xử lý

Bạn hãy cài Plugin P3 (Plugin Performance Profiler) sau đó vào menu P3–> Scan Now –> Start Scan –> Auto Scan. Xem kết quả Plugin nào tải chậm nhất mà có phương thức xử lý phù hợp, thay thế hoặc xóa bỏ luôn. Trên hình nên xem xét thay thế “Gravity Forms”, “Broken Link Checker” vì chiếm thời gian tương đối nhiều.
Công cụ P3 kiểm tra thành phần Plugin chạy chậm
Công cụ P3 kiểm tra Plugin chạy chậm
Một số lưu ý quan trọng trong phần này:
  • Khi Plugin “Deactivate” thì tiến hành xóa “Delete” ngay
  • Xóa các Plugin chỉ sử dụng 1 lần như “WordPress Importer” hoặc P3. Khi cần thì cài đặt trở lại.
  • Tìm thay thế Plugin hoặc giải pháp tương đương có thời gian load nhanh hơn.
  • Nên chạy Plugin P3 mỗi lần cài Plugin mới, để kiểm tra xem có chiếm thời gian load nhiều hay không.
  • Chọn Plugin chạy đúng các trang hoặc bài viết cần đến, không tải khi không cần đến.

4. Sử dụng Plugin WP Super Cache

Rất nổi tiếng và rất nhiều người sử dụng, đến thời điểm hiện tại cũng có hàng triệu lượt download, điểm cộng cho plugin này là rất dễ cấu hình và quản lý hơn so với W3 Total Cache, chỉ cần cài đặt lên với vài click chuột là có thể sử dụng được ngay.
Trong phần thực hành cấu hình Plugin Cache các bạn sẽ được hướng dẫn cài đặt và cấu hình plugin này, tuy dễ cấu hình nhưng sức mạnh cache thì vô cùng mạnh mẽ.
Plugin WP Super Cache giúp cải thiện tốc độ website
Plugin WP Super Cache giúp cải thiện tốc độ website
Hướng dẫn cấu hình Plugin WP SUPER CACHE
Plugin này thực hiện tạo ra các trang web tĩnh giúp cải thiện tốt độ load trang. Nguyên tắc hoạt động như sau: các trang tĩnh được lưu trữ trong vùng nhớ đệm, khi người dùng yêu cầu thì trang tĩnh này sẽ được gửi đến cho người dùng thay vì phải thực hiện gọi hàm xử lý rồi truy vấn dữ liệu mới trả kết quả làm tốn thời gian và chậm.
Bước 1: Cài đặt Plugin WP SUPER CACHE
  1. Chọn “Plugins->Add New”
  2. Nhập plugin “WP Supper Cache” vào ô tìm kiếm
  3. Click vào Install Now để cài đặt, sau khi cài đặt xong bạn nhớ click vào “Activate Plugin”
Hướng dẫn cài đặt Plugin WP Super Cache
Hướng dẫn cài đặt Plugin WP Super Cache
Bước 2: Cấu hình WP Super Cache
Để thiết lập các thông số cấu hình cho WP Super Cache, vào mục menu của trang quản trị như sau: Setting->WP Super Cache
Đầu tiên tại tab Easy, thực hiện bật sử dụng chức năng cache cho website, bằng cách click chọn “Caching On“ sau đó click vào Update Status. Như hình minh họa bên dưới
Cấu hình bật chức năng cache
Cấu hình bật chức năng cache
Sau khi kích hoạt cache xong, bạn hãy click vào ” Test Cache “ để kiểm tra xem bộ nhớ đã chính thức hoạt động hay chưa. WP Super Cache sẽ thực hiện tải trang hai lần để kiểm tra và so sánh hai mốc thời gian tải trang của trang web qua 2 lần nạp, nếu tất cả đều ổn, bộ nhớ đệm đã hoạt động thì được thể hiện như hình bên dưới.
Kiểm tra chức năng cache đã hoạt động ổn chưa
Kiểm tra chức năng cache đã hoạt động ổn chưa
Tại Tab Advanced Bạn nên bật(check vào) các chức năng như dưới đây:
Caching
  • Cache hits to this website for quick access. (Recommended)
  • Use PHP to serve cache files.
Miscellaneous
  • Compress pages so they’re served more quickly to visitors. (Recommended)
  • 304 Not Modified browser caching. Indicate when a page has not been modified since last requested.(Recommended)
  • Don’t cache pages for known users. (Recommended)
  • Cache rebuild. Serve a supercache file to anonymous users while a new file is being generated. (Recommended)
Advanced
  • Mobile device support. (External plugin or theme required. See the FAQ for further details.)
  • Clear all cache files when a post or page is published or updated.
  • Extra homepage checks. (Very occasionally stops homepage caching) (Recommended)
  • Only refresh current page when comments made.
  • List the newest cached pages on this page.
Expiry Time & Garbage Collection
  • Cache Timeout: 0 seconds
  • Clock: 00:00 HH:MM
  • Interval: Once Daily
Tổng hợp các thiết lập thông số cache
Tổng hợp các thiết lập thông số cache
Tính năng Preload cho phép tạo trước cache toàn bộ website (bài viết, page, các files tĩnh), còn thông thường khi có người truy cập vào bài viết nào, thì bài viết đó mới được cache lại. Bạn có thể sử dụng tính năng này khi muốn:
  • Giảm tải việc sử dụng tài nguyên cho máy chủ;
  • Áp dụng cho những trang web đã cũ, không còn được cập nhật nữa;
  • Cải thiện tốc độ website tốt nhất bằng các file tĩnh
Hoặc một vài lý do khác, khi bạn muốn vô hiệu hóa hoàn toàn quá trình xử lý mã PHP trên máy chủ. Và tất nhiên, Website WordPress của chúng ta vẫn hoạt động bình thường.
Thiết lập thông số Preload như sau:
  • Refresh preloaded cache files every 0 minutes (0 to disable, minimum 30 minutes.)
  • Preload all posts.

5. Tối ưu hình ảnh giúp tăng tốc website WordPress

Hình ảnh là tài nguyên lớn nhất trên website, hầu như bài viết nào cũng phải có hình ảnh, ít nhất là 1 bức ảnh. Do đó khi tải trang nếu ảnh có kích thước lớn thì chắc chắn sẽ làm cho website trông rất chậm chạp, để khắc phục hiện tượng trên điều đầu tiên phải làm là nén hình ảnh với dung lượng nhỏ nhất. Để được bức ảnh có dung lượng nhỏ bạn phải thực hiện 2 công việc sau đây:
  • Thứ nhất, hãy xem bức ảnh cần hiển thị trên website có chiều rộng, chiều cao bao nhiêu ví dụ bài viết cần bức ảnh là 800×600 thì không nên để bức ảnh là 1200×800, mà phải sử dụng phần mềm Microsoft Office Picture Manager, photoshop hoặc bất cứ phần mềm sử lý ảnh nào bạn biết để thay đổi giảm lại còn 800×600, từ đó dung lượng tập tin sẽ giảm xuống rất nhiều.
  • Thứ hai, là sử dụng phần mềm để nén bức ảnh để giảm dung lượng, việc nén bức ảnh bạn có thể sử dụng phần mềm https://tinypng.com.
công cụ Tinypng giúp nén bức ảnh không thay đổi chất lượng
Công cụ Tinypng giúp nén bức ảnh không thay đổi chất lượng
Lưu ý một việc là bức ảnh đưa lên website cố gắng làm sao đảm bảo kích thước dưới 100kb là tốt, có thể lớn hơn ít cũng được nhưng nói chung càng nhỏ hơn 100kb càng tốt.

5.1 Nén ảnh trên WordPress

Nếu ảnh logo của bạn có kích thước 100×60 thì đừng chọn bức ảnh 200×120 bỏ vào đây, hãy chọn bức ảnh đúng kích thước cần để đưa lên website, Bạn có thể sử dụng Plugin “EWWW Image Optimizer” hoặc “Compress JPEG & PNG” để thực hiện nén ảnh, tuy nhiên mình khuyên các bạn nên xử lý bên ngoài trước rồi upload ảnh lên. Ví dụ dùng phần mềm photoshop để thay đổi kích thước cho phù hợp, sau đó lưu ảnh dạng web để có bức ảnh tối ưu nhất dành cho website. Bạn cũng có thể sử dụng trang web tinypng.com để nén ảnh, đây là trang web nén ảnh mình rất thích như trình bày ở phần trên.
Sử dụng công cụ gtmetrix.com để kiểm tra tốc độ website, xem kỹ trang hiển thị kết quả phần “specify image dimensions”, tại đây bạn xem chính xác bức ảnh cần kích thước chính xác là bao nhiêu để có cách xử lý cho phù hợp như thay đổi lại kích thước bức ảnh đó rồi post lên lại.
Lưu ý là GTmetrix chỉ hiển thị kích thước ảnh tối ưu trên URL bạn test, như vậy mỗi trang ứng với mỗi URL bạn phải thực hiện test riêng.
Bạn nên bắt đầu tối ưu ảnh cho trang chủ trước bởi những bức ảnh này sẽ được hiển thị trên nhiều bài viết khác nhau, nên phải ưu tiên làm trước (như ảnh logo, sidebar, quảng cáo…). Sau đó tối ưu ảnh trên từng bài viết riêng.

5.2 Phân tích một số báo cáo về tối ưu ảnh do công cụ GTmetrix đưa ra

Giải quyết đề mục: “Serve scaled images”  Yêu cầu thay đổi bức ảnh đúng kích thước tại nơi đặt nó.
Ví dụ: https://alovoice.vn/wp-content/uploads/2016/01/khoa-hoc-wordpress-mien-phi-offline-tai-alovoice.png is resized in HTML or CSS from 960×720 to 419×314. Serving a scaled image could save 42.1KiB (80% reduction).
Cách tối ưu cho thông báo Serve scaled images
Cách tối ưu cho thông báo Serve scaled images
Ví dụ này nói rằng bức ảnh khoa-hoc-wordpress-mien-phi-offline-tai-alovoice.pngcó kích thước 960×720 nhưng thực tế đặt tại vị trí này, chỉ cần 419×314 là được rồi.
Bạn sử dụng Photoshop để thay đổi kích thước hoặc ngay trong trình quản lý ảnh Media của WordPress bạn sử dụng chức năng thay đổi ksich thước tập tin ảnh như hình bên dưới:
cách thực hiện tối ưu Serve scaled images trong WordPress
Cách thực hiện tối ưu Serve scaled images trong WordPress
Giải quyết đề mục: “Optimize images”: thông báo các bức ảnh có thể nén được thêm nữa, để cho kích thước nhỏ lại, làm cho thời gian load trang sẽ giảm xuống.
Ví dụ: Losslessly compressing https://alovoice.vn/wp-content/themes/academy/images/bgs/button_bg.png could save 2.7KiB (96% reduction).
Tối ưu giảm kích thước thêm nữa Optimize images
Tối ưu giảm kích thước thêm nữa Optimize images
Bức ảnh này 3KiB nếu ném giảm còn 0.3KiB, tiết kiệm được 2.7KiB giảm tới 96%. Đây là bức ảnh nhỏ nên không thấy tác động lớn đến tốc độ load trang. Nếu bức ảnh này khoảng 300KiB thì lại là chuyện khác, có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ load trang.
Bạn có thể cài và sử dụng “Compress JPEG & PNG Plugin” để thực hiện nén, nên nhớ nén xong gỡ bỏ ngay, để khỏi làm nặng web.
Cách khắc phục ảnh kích thướng lớn trong WordPress
Cách khắc phục ảnh kích thước lớn trong WordPress
Giải quyết đề mục:Specify images dimensions: Đề xuất bạn phải xác định chiều rộng và chiều cao của bức ảnh (width=”16” height=”16”) trong thẻ img của html giống như minh họa bên dưới:
Giải quyết ảnh không chỉ định kích thước "Specify images dimensions"
Giải quyết ảnh không chỉ định kích thước “Specify images dimensions”
<img src=”/wp-content/ themes/academy/images/star-on.png” alt=”ngoi-sao-gioi-thieu-khoa-hoc” width=”16” height=”16” />

6. Tối thiểu chuyển hướng (Minimize Redirects)

Nếu bạn thực hiện thay đổi tên miền từ http thành https hoặc thay đổi tên miền từ có www sang non-www (www.abc.com sang abc.com) hoặc ngược lại. khi thay đổi như vậy sẽ có một số link cũ vẫn còn, do đó bạn phải thực hiện thay đổi nhất quán cho tất cả các link để giảm tối đa thời gian chuyển hướng từ cái này sang cái kia.
Bạn có thể sử dụng “Better Search & Replace Plugin” để thực hiện thay đổi hàng loạt các link đó ví dụ như thay tất cả các link có dạng từ http://www.abc.com sang link http://abc.com

7. Sử dụng Plugin mạng xã hội đơn giản (Lightweight Social Sharing Plugin)

Plugin mạng xã hội là một trong những thành phần ảnh hưởng lớn đến tốc độ của website, nên bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng, nên chọn các plugin nhẹ nhàn một chút.
Một số plugin Social khuyên dùng:
  • Social Media Feather
  • WP Social Sharing
  • Genesis Simple Share

8. Chỉ nạp các tập tin JavaScript cần thiết (Defer Parsing Of JavaScript)

Để mở một trang web, trình duyệt phải nạp và xử lý tất cả các nội dung trong tag <script>, điều này sẽ tốn khá nhiều thời gian. Để giảm thiểu thời gian này chúng ta thực hiện biện pháp là chỉ cho nạp những tag <script> cần thiết cho trang đó mà thôi, còn các tag khác khỏi nạp. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Backup tập tin functions.php để phòng ngừa bất trắc xảy ra.
Bước 2: Chèn đoạn code dưới đây vào cuối tập tin functions.php sau đó lưu lại.

if (!(is_admin() )) {
function defer_parsing_of_js ( $url ) {
if ( FALSE === strpos( $url, '.js' ) ) return $url;
if ( strpos( $url, 'jquery.js' ) ) return $url;
// return "$url' defer ";
return "$url' defer onload='";
}
add_filter( 'clean_url', 'defer_parsing_of_js', 11, 1 );
}
Bước 3: Mở lại website và kiểm tra trong GTmetrix xem đã giải quyết được vấn đề hay chưa, nếu giải quyết được rồi thì chúc mừng bạn. Nếu vẫn chưa giải quyết được bạn có thể sử dụng thử Plugin “Scripts To Footer Plugin”

9. Bật tính năng bộ nhớ đệm trên trình duyệt web (Add Expires Headers)

Việc làm này là bạn nói với trình duyệt web của khách hàng ghi nhớ hay lưu lại những tài nguyên của website ít thay đổi như các tập tin ccs, js, image… và chỉ cập nhật khi có thay đổi hoặc trong khoảng thời gian định trước. Điều này giúp tăng tốc độ website đáng kể bởi vì khi truy cập vào website, tài nguyên được nhớ trong bộ đệm của trình duyệt web khách hàng được nạp hiển thị lên website, không phải truy cập trực tiếp trên server.
Đối vói server web Apache bạn thực hiện chức năng này rất đơn giản, chỉ cần chép đoạn code như dưới đây vào file .htaccess là xong.

# BEGIN Expire headers
<ifModule mod_expires.c>
ExpiresActive On
ExpiresDefault "access plus 5 seconds"
ExpiresByType image/x-icon "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType image/jpeg "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType image/png "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType image/gif "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType application/x-shockwave-flash "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType text/css "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType text/javascript "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType application/javascript "access plus 604800 seconds"
ExpiresByType application/x-javascript "access plus 604800 seconds"
#ExpiresByType text/html "access plus 600 seconds"
#ExpiresByType application/xhtml+xml "access plus 600 seconds"
</ifModule>
# END Expire headers

10. Bật tính năng nén file “Gzip compression”

Tính năng này cho phép nén tập tin html, css trước khi tải về máy tính khách hàng, điều này sẽ làm cho kích thước tập tin nhỏ lại, cải thiện tốc độ tải trang giảm băng thông.
Đối vói server web Apache bạn thực hiện chức năng này rất đơn giản, chỉ cần chép đoạn code như dưới đây vào file .htaccess là xong.

IfModule mod_deflate.c>
<filesMatch "\.(js|css|html|php)$">
SetOutputFilter DEFLATE
</filesMatch>
</IfModule>

11. Loại bỏ chuỗi truy vấn “Query Strings”

Loại bỏ chuỗi “Query Strings” sau dấu “?”, ví dụ bên dưới là sẽ loại bỏ chuỗi “?ver=4.4.1”, bởi vì có một số trình duyệt không chịu cache lại, làm cho thời gian nạp chậm.
Loại bỏ chuỗi truy vấn “Query Strings”
Loại bỏ chuỗi truy vấn “Query Strings”
https://alovoice.vn/wp-content/plugins/contact-form-7/includes/css/styles.css?ver=4.4.1
Để giải quyết vụ này, bạn chỉ cần cài và sử dụng plugin “Remove Query Strings From Static Resources” của tác giả “designvkp” là xong ngay.

12. Kỹ thuật tối ưu cơ sở dữ liệu

Việc tối ưu cơ sở dữ liệu bạn thực hiện hết sức dễ dàng với sự hỗ trợ của plugin. Về cơ bản bạn có hai thứ để làm với cơ sở dữ liệu, thứ nhất là bạn làm sạch tất cả dữ liệu không sử dụng như các bài viết dạng revision (là các bài viết được lưu lại thành các phiên bản khác nhau sau mỗi lần bạn cập nhật chỉnh sửa và lưu lại), các ý kiến bình luận dạng spam…Thứ hai là tối ưu và sửa lại dữ liệu ví dụ như khi bạn cài plugin có tạo thêm cơ sở dữ liệu nhưng khi bạn xóa plugin thì cơ sở dữ liệu vẫn còn, do đó bạn phải xóa đi để cơ sở dữ liệu được nhẹ hơn, đối với website lớn có nhiều bài viết cập nhật chỉnh sửa liên tục thì bạn cần phải định kỳ làm sạch cơ sở dữ liệu để tối ưu tốc độ truy vấn cho website.
Sử dụng “WP-Optimize Plugin” xóa tất cả những thành phần database dư thừa, vô bổ, trên website như trình bày ở phần trên
Tối ưu cơ sở dữ liệu trong WordPress
Tối ưu cơ sở dữ liệu trong WordPress
Tôi chỉ thực hiện xóa các thành phần được check ở trên, bởi vì tôi biết mình đang làm gì, biết rõ những gì mình làm thì hãy làm, nếu không gây hậu quả khôn lường. Ví dụ tôi không sử dụng các phiên bản bài viết đã lưu nhằm mục đích khôi phục lại bài viết trước khi sửa, nên tôi xóa nó đi. Tuy nhiên tôi không xóa transient options (xóa cache của hệ thống WordPress), bởi vì nó sẽ mất thời gian để tạo lại và có nguy cơ tiềm ẩn hoạt động của Website.
Bạn có thể thiết lập Plugin này theo định kỳ để dọn dẹp website, khi không còn sử dụng thì hãy xóa bỏ đi, khi cần hãy cài vào sử dụng tiếp.

13. Uncheck “Force Rewrite Titles” trong Yoast SEO

Thay vì Check phần này bạn hãy mở tập tin header.php thay thế bên trong cặp thẻ <Title></Title> với đoạn code sau đây:

<title><?php wp_title(''); ?></title>
Lưu ý: đây chỉ là giải pháp tạm thời, bởi vì nếu Themes nâng cấp phiên bản mới thì việc chỉnh sửa code này sẽ mất, đòi hỏi bạn phải sửa đổi lại cho đúng.

14. Thường xuyên cập nhật WordPress (Update WordPress Software)

Thường xuyên cập nhật phiên bản mới của WordPress
Thường xuyên cập nhật phiên bản mới của WordPress
Thường xuyên Update các thành phần của WordPress như các tập tin core, themes, plugin. Điều này cũng góp phần tăng tốc cho website của Bạn. Bạn cũng nên thường xuyên vào cPanel của hosting kiểm tra xem có thành phần nào cứ âm thầm tự động update hay không nếu có đây cũng chính là nguyên nhân gây chậm.

15. Kiểm soát sử dụng tài nguyên – WordPress Heartbeat Control

Kiểm soát sử dụng tài nguyên - WordPress Heartbeat Control
Kiểm soát sử dụng tài nguyên – WordPress Heartbeat Control
Nếu bạn hay ai đó là thành viên quản trị website, mở bài viết định sửa gì đó nhưng rồi cứ để vậy trong thời gian dài, chính điều này gây ra hiện tượng sử dụng tài nguyên nhiều, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động của website, làm website trở nên chậm đi. Do đó để kiểm soát điều này bạn hãy cài Plugin “WordPress Heartbeat Control Plugin” để loại bỏ quá trình sử dụng tài nguyên nếu trong khoảng thời gian nhất định không sử dụng gì cả.
Cách cấu hình như sau: Một khi đã cài đặt thành công bạn vào “Settings > Heartbeat Control” thay đổi giá trị “Override heartbeat frequency” thành 60 giây. Đó là tất cả những gì bạn cầu hình cho phần này, thật đơn giản phải không nào?

16. Disable Trackbacks và Pingbacks

Trackbacks and Pingbacks được sử dụng thông tin giữa các website, nhưng ngày nay hầu như không website nào còn sử dụng, nên bạn loại bỏ nó ra, cũng góp phần tăng tốc cho website.
Cách thực hiện như sau: Click vào để “Uncheck“ mục này tại “Settings –> Discussion” như hình minh họa bên dưới:
Disable Trackbacks và Pingbacks
Disable Trackbacks và Pingbacks
17. Lựa chọn Plugin cần nạp trong bài viết
Sử dụng “Plugin Organizer” này để cho phép cấu hình lựa chọn Plugin được phép nạp trong bài viết hay không? Ví dụ: không nạp (load) plugin form liên lạc “contact form 7” khi mở bài viết.

18. Không sử dụng Google Map tại Footer

Việc load google map rất mất thời gian, nên bạn cần nhắc cho hiển thị bản đồ tại trang chủ của website, thay vào đó bạn có thể đưa vào trang liên hệ.

19. Xóa bỏ các Theme không sử dụng

Trong khi thiết kế và xây dựng website, bạn có thể cài đặt rất nhiều Theme để thử, để test. Tuy nhiên khi đã chọn được theme ưng ý thì các Theme khác bạn hãy thẳng tay gỡ bỏ ra khỏi website để trang web thêm nhẹ nhàng.

20. Sử dụng Cache cho ảnh Gravatar

Mỗi người comment trên bài viết của bạn thường có 1 ảnh avata đi kèm được đặt tại website Gravatar, do vậy khi bạn mở một bài viết nào đó, nếu bài viết đó có nhiều comment thì mỗi comment sẽ yêu cầu nạp Avata từ trang web Gravatar, điều này sẽ làm cho trang web load chậm hơn.
Để giải quyết vấn đề này bạn hãy cài Plugin “NIX Gravatar Cache” sau đó vào “Settings –> NIX Gravatar Cache” Check vào “Activate Cache Gravatar”. Thế là xong.
Sử dụng Cache cho ảnh Gravatar
Sử dụng Cache cho ảnh Gravatar
21. Sử dụng Plugin Lazy Load
Hãy cài đặt và sử dụng Plugin “Lazy Load Plugin” để chỉ cho nạp nội dung khi cuộn đến, không nạp hết nội dung bài viết cùng một lúc làm tốn thời gian, thích hợp cho các bài viết có nội dung dài.

22. Giảm kích thước trên các trang riêng

Trên mỗi bài viết bạn phải cần tối ưu tối đa có thể, sau đây là những nội dung cần thực hiện khi viết một bài viết:
  • Tối ưu ảnh đúng kích thước nơi hiển thị.
  • Tránh sủ dụng nhiều bức ảnh lớn trong cùng 1 bài viết
  • Tránh sử dụng quá nhiều video trên 1 bài viết
  • Tránh sử dụng quá nhiều widgets trên sidebar đặc biệt không phải chứa nội dung là html.
  • Luôn luôn nhớ ỗi thành phần thêm vào bài viết là tăng thêm một ít thời gian load xuống.
  • Hiển thị bài viết mới nên giảm lại đừng để load quá nhiều khoảng 3-5 là vừa.
  • Bạn nên dùng công cụ Google Analytics để kiểm tra thời gian load trang, bào vào Behavior –> Site Speed –> Speed Suggestions click vào ‘Page Speed Suggestions’

23. Sử dụng theme có thời gian load nhanh

Sử dụng theme có thời gian load trang nhanh giúp tăng tốc website wordpress nhiều hơn, đây là yếu tố quan trọng để tăng tốc website, những theme này thường sử dụng đúng chức năng không tích hợp nhiều chức năng cùng lúc và có tính năng đủ cần thiết cho một website, không thiết kế tính năng dư thừa ít khi sử dụng, khuyến khích sử dụng theme tại StudioPress sử dụng Genesis Framework, có tốc độ load cực nhanh.
Kết quả sau khi tối ưu, sau một hồi tối ưu với những hướng dẫn ở trên bây giờ chúng ta xem lại kết quả, và điều ngạc nhiên đã xảy ra, tốt độ load rất nhanh, thật không thể tin được. Tôi làm được, bạn cũng có thể làm được như tôi. Chúc bạn thành công có website như ý.
Kiểm tra lại kết quả sau khi tối ưu tốc độ với Pingdom
Kiểm tra lại kết quả sau khi tối ưu tốc độ với Pingdom
Kiểm tra tốc độ website wordpress với PageSpeed Insights
Kiểm tra tốc độ website wordpress với PageSpeed Insights
Trong phần này chúng ta đã đi tìm hiểu tất cả các kỹ thuật liên quan đến tối ưu website, tìm nguyên nhân website tải chậm và thực hiện giúp tăng tốc cho website chạy nhanh hơn, áp dụng chính xác các kỹ thuật trên chắc chắn website của bạn sẽ cải thiện tốc độ đáng kể.
Bạn thấy bài viết này thế nào? Có thắc mắc gì bạn cứ comment bên dưới, thấy hay bạn hãy share ngay trên facebook hoặc trên mạng xã hội bạn ưu thích nhé. Có các nút share bên dưới. Hãy Click Share ngay.
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây, hẹn gặp các bạn ở các bài viết sau.
Lê Quốc Toàn – Alovoice.vn
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky