input license here

Lý do ít ai biết vì sao Ai Cập cổ đại rất tôn sùng loài Mèo

Lý do ít ai biết vì sao Ai Cập cổ đại rất tôn sùng loài Mèo

Khi nghĩ đến Ai Cập điều gì nảy ra đầu tiên trong suy nghĩ của bạn? Kim Tự Tháp, Tượng Nhân Sự hay Nữ hoàng Ai Cập? Tất nhiên đó điều là tuyệt tác của nhân loại. Nhưng còn một điều có lẽ rất ít người biết đó là tôn giáo và tín ngưỡng của Ai Cập cũng rất thú vị. Tại sao họ lại tôn sùng loài mèo? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Thực tế, người Ai Cập cổ đại tôn thờ rất nhiều loài động vật nhưng đối với riêng loài mèo thì lại có vị trí rất đặc biệt. Các bạn hãy hình dung nếu có một vụ cháy nhà xảy ra cả ngố sẽ cứu cái cối đá đầu tiên. Người thường của chúng ta sẽ xem có ai trong nhà thì cứu trước. Nhưng người Ai Cập thì họ lại cứu con mèo trước, cứu người sau. Còn như chú mèo qua đời thì người Ai Cập lại thực hiện một nghi lễ rất lạ đó là cả gia đình sẽ cạo sạch lông mày để tỏ lòng thương tiếc và họ sẽ tiếp tục để tang cho đến khi lông mày mọc lại. 

Vì sao người Ai Cập cổ đại có thể yêu mến mèo đến như vậy? Ở đây chúng ta sẽ có rất nhiều câu trả lời

Ở Ai Cập loài mèo được thuần hóa khoảng từ 10.000 năm trước sau khi một vài chú mèo hoang đi lạc vào các vườn trồng trọt mà lúc bấy giờ chủ yếu Ai Cập cổ đại chủ yếu dựa vào nông nghiệp, ngoài thiên tai thì lũ gặm nhấm như rắn, chuột,... đã trở thành gánh nặng rất nghiêm trọng. Trong lúc bế tắc thì đột nhiên anh hùng mèo xuất hiện và người Ai Cập nhanh chóng nhận ra rằng mèo chính là khắc tinh của anh Tý và bé Na. Nhiều gia đình để thức ăn cho những chú mèo để chúng thường xuyên đến nhà hơn. Vậy là đã có một tình bạn thân thiết giữa người và mèo đôi bên cùng có lợi. 

Tại sao người Ai Cập cổ đại lại tôn sùng mèo?
Tại sao người Ai Cập cổ đại lại tôn sùng mèo?

Rất nhanh sau đó những người nông dân di cư, thủy thủ, các thương nhân và hầu hết đều mang những chú mèo thuần hóa theo người bất kể đi đến đâu, nhờ đó loài mèo đã thành công chiếm được Ai Cập. Thế nhưng, nếu chỉ vì khả năng đuổi chuột, bảo vệ mùa màng mà người Ai Cập sùng bái mèo thì có vẻ hơi thái quá. Trên thế giới, đâu phải mỗi Ai Cập trồng lúa. Hóa ra còn có nguyên nhân thứ hai cho việc cuồng tín này đó chính là về tín ngưỡng.

Trong một cuộc triển lãm năm 2018 về tầm quan trọng của Mèo ở Ai Cập đã được tổ chức tại bảo tàng Nghệ thuật Châu Á. Thật bất ngờ khi người Ai Cập cổ đại nghĩ rằng các vị thần và người cai trị của họ có những phẩm chất giống mèo. Ở chỗ chúng có thể bảo vệ, trung thành, ngoan cường, độc lập và quyết đoán. Và thế là trong hệ thống các vị thần đã xuất hiện một vị thần mang hình nửa người, nửa mèo đó là thần Bastet - vị thần nổi tiếng được biết đến với nhiệm vụ bảo vệ mái ấm trước quỷ dữ và bệnh tật. 

Thần Bastet - vị thần nổi tiếng được biết đến với nhiệm vụ bảo vệ mái ấm trước quỷ dữ và bệnh tật.
Thần Bastet - vị thần nổi tiếng được biết đến với nhiệm vụ bảo vệ mái ấm trước quỷ dữ và bệnh tật.


Số người tôn thờ Bastet rất lớn vì bà có liên quan đến phụ nữ và sinh sản. Thần Bastet rất nổi tiếng, các chương trình lễ hội, tôn vinh vị thần này cũng thường xuyên được tổ chức và là một trong số các lễ hội lớn nhất ở Ai Cập. Mỗi dịp cúng tế nữ thần trên đường phố thì có hơn 70 vạn tín đồ quy lại mèo để thể hiện tấm lòng thành kính. Mặt khác, người Ai Cập là người chơi hệ tâm linh. Với niềm tin rằng ướp xác có thể tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia nên vị Pharaoh thường chọn ướp xác luôn những chú mèo thân cận để chúng được đồng hành cùng mình.

Nhiều lăng mộ lớn ở Ai Cập có xác ướp của mèo trong các hòm làm bằng đá quý. Trong quá trình khai quật Kim Tự Tháp Saqqara các nhà các nhà khoa học cổ đã phát hiện 3 trong 7 ngôi mộ là xác ướp của mèo hơn 100 tượng gỗ mèo mạ vàng và tượng thần mèo Bastet bằng đồng. Tính đến nay đã có hàng triệu xác ướp mèo được tìm thấy trong các cuộc khai quật của các nhà khoa học.

Có thể các bạn không biết, một ví dụ kinh điển về việc sùng bái mèo của người Ai Cập. Đó là trong trận chiến khi Ba Tư trinh phản Ai Cập và tướng của Ba Tư biết tình yêu của người Ai Cập dành cho mèo nên ông đã tận dụng lợi thế này trong trận chiến. Ông đã yêu cầu lính của mình bắt nhiều mèo nhất có thể, vẽ cả hình mèo lên khiên của họ. Binh lính Ai Cập rất miễn cưỡng khi tham gia trận chiến này vì họ sợ những chú mèo bị tổn thương. Cuối cùng những người lính đã đầu hàng và vương quốc Ai Cập bị người Ba Tư chinh phục. Dĩ nhiên chiến thắng của một trận chiến được quyết định bởi nhiều yếu tố. Thế nhưng, câu chuyện cũng đã thể hiện phần nào cái đẳng cấp tôn kính mèo của người Ai Cập.

Ai Cập cổ đại rất tôn sùng loài Mèo
Ai Cập cổ đại rất tôn sùng loài Mèo


Tương tự, có rất nhiều luật bảo vệ loài mèo trong thời cổ đại. Nếu có người giết mèo, dù tai nạn đi nữa thì hình phạt luôn là tử hình. Ngoài ra việc mua bán, đưa mèo sang nước khác cũng là hành vi cấm. Khi một chú mèo chết nó sẽ được ướp xác và chủ của nó sẽ để lại thức ăn. Thỉnh thoảng, những chú mèo còn được chôn chung với chủ của chúng để bày tỏ tình yêu thương của người đối với vật nuôi của mình. 

Điều thú vị là các giáo sĩ trong đền thờ vẫn duy trì các căn nhà dành cho mèo và cả nghĩa trang dành cho xác ướp của mèo. Trong một số thời kì luật pháp còn quy định chỉ có các vị Pharaoh mới có quyền nuôi mèo, còn người dân thường thì không được phép nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây tiết lộ rằng sự tôn sùng của người Ai Cập cổ đại với mèo không phải lúc nào cũng tử tế. Một số nhà khảo cổ đã nghi vấn rằng thời Ai Cập có một nhóm người đã sử dụng tín ngưỡng này để trục lợi. Họ lập nên một ngành công nghiệp nhân giống hàng triệu con mèo để phục vụ cho hiến tế và ướp xác chôn cùng người. 

Vậy thì bạn đã hiểu sao người Ai Cập lại tôn sùng mèo đến như vậy rồi đó. Đây là những nội dung mà ReLub tổng hợp và chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng các thông tin trên giúp bạn hiểu sâu hơn lí do người Ai Cập cổ đại rất tôn sùng loài Mèo. 
Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky