input license here

VPS là gì? Những lưu ý khi thuê VPS Việt Nam



vps máy chủ ảo


VPS là gì?


VPS (Virtual Private Server) – máy chủ ảo là dạng máy chủ được tạo ra bằng công nghệ ảo hóa – phân chia tài nguyên trên một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.


Những điểm đặc trưng của máy chủ ảo đó là:


– Tồn tại trong không gian mạng, không thể nhìn thấy hay chạm vào được.
– Có đầy đủ các cấu hình: CPU, RAM, IP, ổ HDD, hệ điều hành.
– Có các tính năng và hoạt động như một máy chủ riêng.
– Người dùng không phải chia sẻ RAM, CPU hay bất cứ dữ liệu nào.
– Người dùng tự quản lý root và có thể khởi động lại hệ thống mọi lúc.


VPS dùng để làm gì?


Máy chủ ảo được nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng để lưu trữ dữ liệu nhờ vì có những ưu điểm đó là:


Lưu trữ dữ liệu


– Tính linh hoạt cao: Người dùng có thể truy cập dữ liệu bất cứ khi nào vì có thể lưu trữ các tài liệu, hình ảnh, video, tệp dữ liệu vào máy chủ ảo,… 
– Không sợ mất dữ liệu: Máy chủ ảo có tính bảo mật cao vì có nhiều lớp bảo vệ ảo và vật lý.


Lưu trữ website/ Web hosting


Máy chủ ảo có khả năng cung cấp dung lượng cho nhiều loại website, đặc biệt là những website có lượng truy cập lớn như website thương mại điện tử, diễn đàn,…


Nghiên cứu/học tập


Việc chia sẻ tài nguyên đã giúp cho máy chủ ảo có chi phí sử dụng rẻ hơn máy chủ vật lý, phù hợp với học sinh, sinh viên muốn học về các hệ điều hành như Linux, Ubuntu,…


Thiết lập Server


Máy chủ ảo cho phép người dùng thiết lập những loại Server cần sử dụng như Web Server, Mail Server, Server cho ứng dụng,…


Ưu và nhược điểm của máy chủ ảo


Trước khi quyết định sử dụng máy chủ ảo VPS, người dùng nên biết những ưu và nhược điểm để có lựa chọn phù hợp.


Ưu điểm của VPS



  • Ổn định và an toàn hơn so với Share Hosting


VPS có cấu hình riêng với nhiều lớp bảo vệ nên có độ ổn định và tính bảo mật cao hơn hình thức Share Hosting.



Người dùng sẽ chỉ phải trả phí thuê dịch vụ theo các gói đăng ký, không phải trả các chi phí mua cấu hình, lắp đặt,…



  • Tối ưu nguồn tài nguyên mạng


Chủ sở hữu sẽ chia nhỏ nguồn tài nguyên đó ra thành nhiều phần. Và bán cho những người có nhu cầu, hạn chế lãng phí do không dùng hết.



  • Dễ dàng sử dụng và quản lý


Khi dùng máy chủ ảo, người dùng có thể truy cập từ bất cứ nơi đâu, miễn có Internet. Họ có thể truy cập nhiều tài khoản máy chủ ảo ngay trên 1 chiếc laptop mà không phải mất thời gian đăng nhập nhiều máy như với máy chủ vật lý.



  • Bảo trì và sửa chữa giữa các VPS dễ dàng


Do VPS hoạt động độc lập, nên khi có một hay một vài máy chủ ảo cần sửa chữa hoặc bảo trì. Thì cũng không ảnh hưởng tới những cái khác.


Nhược điểm của VPS



  • Bị lệ thuộc vào máy chủ vật lý


VPS bị ảnh hưởng với máy chủ vật lý tạo ra nó. Nếu máy chủ vật lý gặp sự cố thì VPS cũng không sử dụng được.



  • Bị giới hạn không gian lưu trữ


Máy chủ ảo phụ bị giới hạn không giới hạn không gian lưu trữ do phụ thuộc vào cấu hình của máy chủ vật lý. Mặc dù người dùng muốn tăng tài nguyên sử dụng nhưng cấu hình không đáp ứng được, thì cũng không thể mở rộng được không gian lưu trữ.


 Một số thông số cần lưu ý khi mua máy chủ ảo VPS


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo. Bạn nên biết một số thông số cơ bản để có thể mua được dịch vụ tốt.



Trong máy tính thì RAM là loại bộ nhớ chính. Nếu máy chủ VPS của bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt. Bởi vì khi dùng VPS bạn sẽ cần RAM để xử lý các vấn đề. Như xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…nên thông số này rất quan trọng.


Dịch vụ máy chủ ảo VPS sẽ cho phép bạn chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB. Nếu bạn thấy VPS nào nhiều hơn 16GB RAM thì đó chính là Cloud VPS. Hiện tại dịch vụ này đang được cung cấp khá nhiều tại Việt Nam. Tùy theo lượng truy cập vào website mà bạn có thể biết bạn cần RAM nhiều hay ít.


Ví dụ, bạn cần 1GB RAM để sử dụng WordPress thoải mái. Hoặc nếu bạn là người thành thạo VPS thì bạn chỉ cần 512MB. Bạn có thể chạy tốt với lượng truy cập khoảng 5000 lượt/ngày và 100 user online cùng lúc.



 Mặc dù hầu như bạn không dùng đến tài nguyên của SWAP nhưng biết sẽ hơn.


SWAP là một bộ nhớ ảo. Dùng để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload). Bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập. Nhưng không phải VPS nào cũng hỗ trợ SWAP, mà chỉ có các máy chủ ảo XenVPS mới hỗ trợ SWAP.



Disk (ổ đĩa cứng/ổ cứng), không gian lưu trữ này được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website lưu trên đó.


Có 2 loại ổ đĩa:



  • HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất vẫn được sử dụng trên máy tính.

  • SSD (Solid State Drive): SSD có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn so với HDD 300 lần. Ví dụ, test thử ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.


Thường thì VPS có SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD.



CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một dedicated server có lượng core nhất định và nó được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.


Ở các gói máy chủ ảo trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.



Hai từ này đều có nghĩa là băng thông – là lưu lượng được phép truyền tải dữ liệu đi. Chẳng hạn bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPSm thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông. Tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS…



IP là viết tắt của Internet Protocol là số lượng địa chỉ IP mà nhà cung cấp dịch vụ VPS sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên.


Thông thường, nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168/1./3


Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu 


Xem thêm:



 


Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky