input license here

Thêm 1 tuyến cáp biển IA gặp sự cố


cáp quang


Trong khi hai tuyến AAG và APG vẫn chưa khắc phục xong thì cáp quang IA lại gặp sự cố. Gây ảnh hưởng lớn tới kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế.


Cáp quang liên tục gặp sự cố


Theo một số nguồn tin từ các nhà mạng, một đại diện doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam cho biết, từ ngày 18/2, tuyến cáp quang biển Liên Á (Intra Asia – IA) gặp sự cố phân đoạn S3, gây mất 250G dung lượng kết nối Internet từ Việt Nam đi Nhật, Mỹ trên tuyến này.


Trước đó, tuyến cáp quang biển quốc tế AAE – 1 và AAG cũng đã gặp sự cố từ tháng 9.2021. Sự cố này khiến người dùng Internet Việt Nam gặp khó khi truy cập website và dịch vụ quốc tế, đặc biệt vào buổi tối. Theo một nhà mạng lớn ở VN cho biết: tính đến 17h ngày 20.11, nhánh S1H.3 của tuyến cáp quang biển quốc tế AAE – 1 đã được sửa chữa xong.


Tuyến IA dự kiến được hoàn thành sửa chữa vào cuối tháng 2. Trước đó, ISP cũng thông tin tuyến cáp quang biển quốc tế APG hướng kết nối đi Hong Kong sẽ được sửa xong vào ngày 22/2 thay vì 6/2. Còn tuyến AAG sẽ được sửa chữa xong từ 5/2 đến 12/2/2022, tuy nhiên đến nay việc hoàn thành sửa lỗi hai tuyến trên vẫn chưa được thông báo lại.


AAG, APG và IA là những tuyến cáp biển chính kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Việc 3 tuyến cáp gặp sự cố đã gây ảnh hưởng lớn tới kết nối Internet tại Việt Nam đi quốc tế. Điều này gây áp lực lớn tới việc đảm bảo chất lượng dịch vụ Internet quốc tế của các nhà mạng.


Tuyến cáp quang biển quốc tế Asia Pacific Gateway (APG) được đưa vào vận hành chính thức từ giữa tháng 12.2016. APG có chiều dài khoảng 10.400 km, được đặt ngầm dưới biển Thái Bình Dương, với khả năng cung cấp băng thông tối đa lên tới 54 Tbps. Tuyến cáp biển này có các điểm kết nối ở Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trong năm nay, tuyến cáp biển APG đã lần lượt gặp sự cố vào tháng 1, tháng 5 và tháng 10. 


AAG (Asia America Gateway) là tuyến cáp quang biển kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. AAG có chiều dài hơn 20.000km, được đưa vào khai thác từ tháng 11 – 2009. Các quốc gia và vùng lãnh thổ tuyến cáp biển này đi qua gồm có Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). AAG gặp sự cố lần gần đây nhất là vào tối 22/10/2021. Sự cố này gây mất toàn bộ lưu lượng từ Việt Nam đi quốc tế trên tuyến. 


Đại diện của Viettel Networks từng cho biết tại sự kiện ngày Internet Việt Nam trong năm 2021 rằng, trong năm năm gần đây, các tuyến cáp quang biển Việt Nam ra khu vực bị đứt trung bình 10 lần mỗi năm, mỗi lần trục trặc kéo dài một tháng. Do đó, trên thực tế các doanh nghiệp chỉ sử dụng được khoảng 3/4 các tuyến cáp.


Việt Nam đang có 7 tuyến cáp quang biển phục vụ hơn 97 triệu dân. Tính trung bình khoảng 14 triệu dân trên 1 tuyến cáp. Con số này hiện vẫn đang ở mức thấp so Singapo và Thái Lan. Trong khi thực tế nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam ngày càng tăng.


Đề xuất giải pháp


Sự cố về cáp quang đã gây ảnh hưởng lớn tới người sử dụng Internet. Hiện tại với các dịch vụ lưu trữ như hosting, vps, email đang sử dụng tại các nhà cung cấp nước ngoài cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người truy cập từ Việt Nam khi vào website nước ngoài sẽ bị chậm. Bên cạnh đó người dùng sẽ khó gửi và nhận email với các nhà cung cấp quốc tế. Điều này gây ảnh hưởng tới công việc và các hoạt động khác. Để khắc phục tình trạng này, khách hàng nên chuyển các dịch vụ đó về các nhà cung cấp trong nước. Vì cáp biển quốc tế vẫn có thể gặp phải sự cố trong tương lai.


Hiện nay, BKNS đã có đầy đủ các giải pháp, sản phẩm để hỗ trợ khách hàng khi bị lỗi đường truyền quốc tế. Xem chi tiết tại đây!


==> Xem thêm:



Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky