input license here

Server là gì? Có mấy loại server và vai trò như thế nào



Hiện tại, Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong công việc và cả cuộc sống của chúng ta. Với các doanh nghiệp cũng không phải ngoại lệ, thậm chí có thể nói là cực kỳ quan trọng. Nhưng đối với doanh nghiệp chỉ với những công cụ thường thì không thể đủ. Họ cần tới một một server để có thể vận hành và quản lý hệ thống CNTT của mình. Nhưng không phải ai cũng hiểu khái niệm server là gì , hôm nay hãy cùng BKNS tìm hiểu về khái niệm server là gì nhé.  


1. Server là gì?


Server là gì? Server hay tên tiếng Việt là máy chủ là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet, có IP tĩnh, có năng lực xử lý cao. Trên đó người ta cài đặt các phần mềm để phục vụ cho các máy tính khác truy cập để yêu cầu cung cấp các dịch vụ và tài nguyên.


Cloud Server

Cloud Server


Hay nói đơn giản cho câu hỏi server là gì thì máy chủ cũng là một máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn, năng lực lưu trữ và xử lý dữ liệu cũng lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều. Và nó được sử dụng cho nhu cầu lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên môi trường Internet. Máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên Internet như Website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó.


2. Các loại máy chủ hiện tại trên thị trường


Theo những cách xây dựng máy chủ hiện tại thì được chia làm 3 loại: 



  • Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server): Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng.

  • Máy chủ ảo( VPS) là loại máy chủ được tạo ra bởi các máy chủ vật lý bởi công nghệ ảo hóa. Các tính năng của máy chủ ảo giống với máy chủ vật lý 

  • Máy chủ đám mây( Cloud Server)  là máy chủ được tạo nên bởi nhiều máy chủ khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN. 


Theo chức năng thì được chia như sau: 



  • Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu).

  • File servers (máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft One Drive).

  • Mail servers (máy chủ mail ví dụ như Gmail, Yahoo mail, Yandex, Amazon mail service).

  • Database servers (máy chủ cơ sở dữ liệu).

  • File servers (máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file ví dụ như Dropbox, Google Drive, Microsoft One Drive).

  • Mail servers (máy chủ mail ví dụ như Gmail, Yahoo mail, Yandex, Amazon mail service).


3. Vai trò của Server là gì


server là gì


Server rất quan trọng đối với thời đại hiện nay đúng không nào. Vậy vai trò của server là gì ?


Vai trò chủ yếu của server là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu sau đó chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc Internet.


Lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành các phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.


Đối với những người dùng đơn lẻ, Server cũng đóng vai trò một bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ như những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.


4. So sánh các loại Server


Dựa vào các tiêu chí mà như hiệu năng, chi phí… mà BKNS đã liệt kê thành một bảng so sánh các loại hình này với nhau. 






















































Tiêu chíShared HostingVPSDedicated SeverCloud Server

Định


Nghĩa


Dịch vụ lưu trữ web, nơi chứa đồng thời nhiều trang web trên một máy chủ web được kết nối InternetĐược tạo thành bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa để chia tách từ một máy chủ riêng vật lý thành nhiều máy chủ ảo khác nhau.Là máy chủ vật lý chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt như HDD, CPU, RAM, Card mạng..Cloud Server là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng, cung cấp cho bạn một khả năng không giới hạn để xử lý các lưu lượng truy cập lớn.

Tài


Nguyên


Shared hosting chia sẻ tài nguyên trên một máy chủ vật lý cho nhiều tài khoản shared hosting khác. Dễ bị giới hạn về tài nguyên, bảo mật thấp.Tính năng của VPS có thể nói là tương tự như một server riêng. Nhưng thực tế nó vẫn chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc.Tài nguyên của máy chủ riêng riêng biệt, độc lập, không chia sẻ với bất kỳ ai.Tài nguyên được ảo hóa thông qua môi trường Internet. Tính sẵn sàng cao, sử dụng các tài nguyên tính toán động.

Hiệu


Năng


Hiệu suất vừa đủ cho cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Người dùng không có quyền truy cập sâu vào hệ thống, bị hạn chế khi website của bạn có lượng truy cập lớn, và hiệu suất website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các trang web khác trên cùng một máy chủ.VPS được khởi tạo và chạy trên một máy chủ vật lý. Vào lúc cao điểm server vật lý có thể bị treo, khiến VPS tạm thời ngưng hoạt động.Hiệu suất cao, an toàn, email ổn định, toàn quyền quản trị. Việc triển khai backup tốn nhiều chi phí.Data được lưu trữ tập trung trên hệ thông Cloud Storage. I/O được phân bổ đều trên các Server. Data được backup và sẵn sàng phục hồi. Trong trường hợ máy chủ vật lý bị lỗi, Cloud Server vẫn có thể hoạt động bình thường nhờ cơ chế đồng bộ dữ liệu.

Khả
Năng
Mở
Rộng


Khả năng mở rộng hạn chế vì phải chi sẻ tài nguyên máy chủ với nhiều shared hosting khác. Các website lớn dùng vượt mức tài nguyên mà shared hosting, tài khoản của bạn sẽ bị khóa nếu server quá tải.Có thể nâng cấp tài nguyên phụ thuộc vào lượng tài nguyên còn lại của server vật lý. Nếu nâng quá nhiều thì server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp.Nâng cấp phức tạp vì phải mua thiết bị phần cứng chuyên dụng. Server có thể bị downtime khi nâng cấp.Có khả năng nâng cấp và hạ cấp linh hoạt khi nhu cầu sử dụng thay đổi.

QuảnTrị


Không quá khó khăn để quản lí được dịch vụ này, nó không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều kiến thức liên quan.Người dùng có toàn quyền quản trị máy chủ ảo tương tự như một máy chủ vật lý. Điều này yêu cầu người dùng phải có kỹ năng quản trị.Người dùng toàn quyền quản trị máy chủ, có quyền cài đặt và cấu hình theo ý muốn.Yêu cầu người dùng có kiến thức và kỹ năng quản trị máy chủ ảo.

Chi
Phí


Đây thường là lựa chọn tiết kiệm nhất cho việc lưu trữ, vì tổng chi phí bảo trì máy chủ được phân bổ trên nhiều khách hàng.VPS có chi phí vừa phải, phù hợp với Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và đòi hỏi tính an toàn cao và sử dụng độc lập.Chi phí cao hơn Shared hosting, VPS. Để quản lý máy chủ của mình, chi phí để thuê quản lý có thể bằng một nửa giá thuê.Giảm chi phí lưu trữ do dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Tuy nhiên giá thành chung vẫn còn cao so với các doanh nghiệp.

 


Qua bài viết trên mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn server là gì rồi. Hãy theo dõi BKNS để nhận thêm các bài viết hữu ích khác nhé. 


>>>Xem thêm:



Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky