input license here

Dàn ý: Anh (chị) hãy phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Hướng dẫn phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn lớp 12. Mong rằng qua dàn ý dưới đây phần nào giúp các em củng cố kiến thức nền tảng để có thể viết ra cho mình những câu văn phân tích Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh hay nhất, đặc sắc nhất

Anh (chị) hãy phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

Dàn ý: Anh (chị) hãy phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh

a. Mở bài:

           Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

           Giới thiệu về tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập: là một trong những áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc; đã mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta – kỉ nguyên Độc lập, tự do, nhân dân làm chủ đất nước và quyết định vận mệnh của mình.

b. Thân bài:

     b.1. Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn

      Cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn Độc lập là khẳng định quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người. Đó là những quyền không ai có thể xâm phạm được; người ta sinh ra phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

      - Hồ Chủ Tịch đã trích dẫn 2 câu nổi tiếng trong 2 bản Tuyên ngôn của Mĩ và Pháp:

         + trước hết là để khẳng định Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng lớn, cao đẹp của thời đại

         +  sau nữa là “suy rộng ra…” nhằm nêu cao một lý tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của các dân tộc trên thế giới

                 ->đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân loại và tạo tiền đề cho lập luận sẽ nêu ở mệnh đề tiếp theo.

      -Ý nghĩa của việc trích dẫn:

        + Có tính chiến thuật sắc bén, khéo léo, khóa miệng đối phương.

        + Khẳng định tư thế đầy tự hào của dân tộc (đặt 3 cuộc CM, 3 nền Độc lập, 3 bản Tuyên ngôn ngang hàng nhau.)

         -> cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo.

     Cách mở đầu tác phẩm rất đặc sắc: từ công nhận Nhân quyền và Dân quyền là tư tưởng thời đại đi đến khẳng định Độc lập, Tự do, Hạnh phúc là khát vọng của các dân tộc.

     Câu văn “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được” là sự khẳng định một cách hùng hồn chân lí thời đại: Độc lập, Tự do, Hạnh phúc, Bình đẳng của con người, của các dân tộc cần được tôn trọng và bảo vệ.

        ->đây là đóng góp riêng của tác giả và của dân tộc ta vào một trong những  tư tưởng  cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế, vừa mang ý nghĩa nhân đạo cao cả.

     Cách mở bài rất hay, hùng hồn trang nghiêm. Người không chỉ nói với nhân dân Việt Nam ta, mà còn tuyên bố với thế giới. Trong hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ, thế chiến 2 vừa kết thúc, Người trích dẫn như vậy là để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận tiến bộ thế giới, nhất là các nước trong phe Đồng minh, đồng thời ngăn chặn âm mưu tái chiếm Đông Dương làm thuộc địa của Đờ Gôn và bọn thực dân Pháp hiếu chiến, đầy tham vọng.

   * Tóm lại: Với lời lẽ sắc bén, đanh thép, Người đã xác lập cơ sở pháp lý của bản TN, nêu cao chính nghĩa của ta. Đặt ra vấn đề cốt yếu là độc lập dân tộc. 

   b.2. Cơ sở thực tiến của bản Tuyên ngôn

    * Bản cáo trạng tội ác thực dân Pháp.

        - Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta”.

        - Năm tội ác về chính trị: 1- tước đoạt tự do dân chủ, 2- luật pháp dã man, chia để trị, 3- chém giết những chiến sĩ yêu nước của ta, 4- ràng buộc dư luận và thi hành chính sách ngu dân, 5- đầu độc bằng rượu cồn, thuốc phiện.

        - Năm tội ác lớn về kinh tế: 1- bóc lột tước đoạt, 2- độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng, 3- sưu thuế nặng nề, vô lý đã bần cùng nhân dân ta, 4- đè nén khống chế các nhà tư sản ta, bóc lột tàn nhẫn công nhân ta, 5- gây ra thảm họa làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói năm 1945.

         ->Sử dụng phương pháp liệt kê; câu văn ngắn dài, động từ mạnh, điệp từ, điệp cú pháp, ngôn ngữ sắc sảo; hình ảnh gợi cảm, giọng văn hùng hồn.

       - Trong vòng 5 năm (1940 – 1945) thực dân Pháp đã hèn hạ và nhục nhã “bán nước ta 2 lần cho Nhật”.

        - Thẳng tay khủng bố Việt Minh; “thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.

      =>  Lời kết án đầy phẩn nộ, sôi sục căm thù:

            + Vạch trần thái độ nhục nhã của Pháp (quì gối, đầu hàng, bỏ chạy..)

            +  Đanh thép tố cáo tội ác tày trời (từ đó,... từ đó..)

         Đó là lời khai tử dứt khoát cái sứ mệnh bịp bợm của thực dân Pháp đối với nước ta ngót gần một thế kỉ.

   * Quá trình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta

          - Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.

          - Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân và chế độ quân chủ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

           - Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ :(thoát ly hẳn, xóa bỏ hết.....) mọi đặc quyền, đặc lợi của chóng đối với đất nước ta.

           - Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng mà tin rằng các nước Đồng minh “quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam”:

    “Một dân tộc đã gan góc ...được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”

     => Phần thứ hai là những bằng chứng lịch sử không ai chối cãi được, đó là cơ sở thực tế và lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập được Hồ Chí Minh lập luận một cách chặt chẽ với những lí lẽ đanh thép, hùng hồn: đó là lối biện luận chặt chẽ, lô gíc, từ ngữ sắc sảo, cấu trúc đặc biệt, nhịp điệu dồn dập, lời văn biền ngẫu, cách hành văn theo hệ thống móc xích ...

b. 3. Lời tuyên bố với thế giới  

      - Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập (từ khát vọng đến sự thật lịch sử hiển nhiên)

       - Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy (được làm nên bằng xương máu và lòng yêu nước).

     => Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta, thể hiện phong cách chính luận của Hồ Chí Minh.

c. Kết bài:

         - Bản Tuyên ngôn Độc lập là sự kế thừa và phát triển những áng “thiên cổ hùng văn” trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.

        - Làm nên những giá trị to lớn là cái tài, cái tâm của người cầm bút

        - Bản Tuyên ngôn Độc lập  là bản anh hùng ca của thời đại Hồ Chí Minh.

Trên đây là toàn bộ dàn ý phân tích bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh trong chương trình Ngữ Văn 12. Chúc các em học tập tốt.
Related Posts
Diệp Quân
Nguyen Manh Cuong is the author and founder of the vmwareplayerfree blog. With over 14 years of experience in Online Marketing, he now runs a number of successful websites, and occasionally shares his experience & knowledge on this blog.
SHARE

Related Posts

Subscribe to get free updates

Post a Comment

Sticky